Chú thích Nguyễn_Tông_Quai

  1. Chép theo Bùi Duy Tân (Từ điển văn học, bộ mới, tr. 1195). Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam ghi và Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam đều ghi Nguyễn Tông Quai mất năm 1766. Cũng theo Bùi Duy Tân thì ông chép là Quai (乖) bởi căn cứ theo bia Tiến sĩVăn Miếu - Quốc Tử Giám và một số tập sử truyện khác, trong đó có Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (Văn tịch chí, tr. 134).
  2. Theo Từ điển văn học (bộ mới), tr. 1195.
  3. Theo Bùi Duy Tân,Từ điển văn học, bộ mới, tr. 1195. Phần tiểu sử Nguyễn Tông Quai, có tham khảo thêm trong Văn học thế kỷ 18, tr. 119.
  4. Trích một vài lời khen "Sứ Hoa tùng vịnh" của các danh sĩ trong nước: Là "điêu luyện, mới mẻ, đáng ưa" (Phan Huy Chú. "Đến nay trải hơn năm mươi năm, người trong nước vẫn đều truyền tụng" (Nguyễn Án). "Sứ Hoa tùng vịnh lừng tiếng là thơ hay khắp cõi" (Ngô Thì Sĩ). Còn Hồ Sĩ Đống thì buồn vì không được thụ giáo Nguyễn Tông Quai, khi được đọc tập thơ này thì mừng, xem đó "cũng là mối nhân duyên gặp gỡ" (lược theo Bùi Duy Tân, Nguyễn Tông Quai, đường đi sứ - đường thơ, đăng tại đây Lưu trữ 2010-12-12 tại Wayback Machine).
  5. Trong Lịch triều hiến chương loại chí (phần Văn tịch chí) thơ Nguyễn Tông Quai được Phan Huy Chú giới thiệu hai bài thơ chữ Hán, đó là (dịch): Chiều ngắm cảnh Tiêu Tương và Hồ Động Đình (tr. 134).
  6. Lược theo Bùi Duy Tân, Từ điển văn học (bộ mới, tr. 1196) và bài viết cũng của ông tại Lưu trữ 2010-12-12 tại Wayback Machine.